Post on FB, 21/08/2015
Học đại học.
Lúc 17,18 tuổi có mấy ai xác định được ngay bản thân mình muốn gì, đam mê điều gì. Nên việc chọn nhầm ngành mà (sau này) biết là không thích mình thấy cũng rất bình thường. Đi học đâu phải chỉ mỗi kiến thức ở trường. Còn là mối quan hệ xung quanh, các hoạt động khác mà đi học mới biết. Mình có quan điểm cái bằng không quan trọng, nó chỉ là tờ giấy đẹp đẹp, nhưng những gì học được hay những người gặp được thì quan trọng. Không thử đi học sao biết là mình không thích đây :))
Ở Pháp việc học năm 1 xong bỏ ngang chuyển sang ngành học khác cũng không phải chuyện hiếm. Đâu phải mỗi sinh viên VN bị chọn nhầm ngành. Lúc trước đi học cũng chơi với hội bạn, học được 1 năm với tụi nó xong đến năm 2 chúng nó chuyển ngành hết trơn, đang kinh tế nhảy sang thú y, hội họa X_X
Có nhiều người nói rằng, 70% – 80% sinh viên Việt Nam học đại học xong ra trường không làm đúng ngành/nghề đã học. Mình nghĩ là do ở VN các bạn có tâm lí sợ chuyển ngành dù học hết năm 1 xong biết là mình không thích rồi. Cũng ngại thi đại học lại, rồi ngại bắt đầu một cái mới.
Ngày trước mình cũng có tâm lí y như vậy :)) học năm 1 ĐHQG Hà Nội xong, biết là không hợp rồi, nhưng tâm lí sợ bắt đầu lại =)) Nhưng rồi cuối cùng, muộn còn hơn không, mình đã chuyển ngành cái vèo =))
Và bây giờ, mình đang làm đúng cái vị trí mà mình đã học, dù mình cũng chưa có nộp cái bằng nào cho công ty cả :)) thích SG ở điểm này. Không quan trọng bằng cấp, chỉ quan trọng năng lực làm việc.
Mình viết những điều này, không phải đưa ra lời khuyên hay như nào, chỉ là để chia sẻ trên quan điểm cá nhân. Ở đâu cũng vậy, lựa chọn việc học gì là do mình. Hy vọng các bạn sẽ được làm những việc mà các bạn thích ^^
—
Hôm nay viết thêm chút:
Bản thân mình là đứa rất yêu thích thời trang, cho dù vậy thỉnh thoảng mình vẫn cảm thấy stress và muốn đổi nghề nữa là. Con người, luôn có những thay đổi nhất định trong từng giai đoạn của cuộc đời. Nhưng mình tin, dù làm việc gì, chỉ cần yêu thích công việc đó, thì bản thân sẽ luôn tìm ra cách để làm tốt nó.
Câu chuyện về những người học đại học một ngành rồi sau này ra trường đời thành công ở một lĩnh vực khác có rất nhiều. Xung quanh mình cũng có rất nhiều người như vậy. Mình chỉ xin kể ra đây 1 câu chuyện: hồi ở Pháp, mình quen 1 chị học về kế toán. Chị ấy học đại học và thạc sĩ đều về kế toán, sau khi kết thúc việc học chị xin đi làm ở 1 công ty kế toán của Pháp. Công ty không lớn lắm, nhưng công việc đó khá ổn định và cũng giúp chị có thu nhập tốt cho cuộc sống ở Pháp. Vậy mà, một năm sau gặp lại, tôi thấy chị đang đi học nghề “cắt tóc” ở một trường dạy nghề 2 năm. Khỏi phải nói, ai biết chuyện cũng hết sức ngỡ ngàng, chị bắt đầu một lĩnh vực hoàn toàn mới, bỏ 05 năm học kế toán kia để bắt đầu lại từ đầu với con số 0 với nghề làm tóc. Nhưng, đó thực sự là cái mà chị thích. Như bao người khác, khi bước chân vào đại học, chị cũng như nhiều bạn trẻ khác, có mấy ai dám chọn con đường học nghề thay vì học đại học? Bởi lẽ ở VN định kiến về chuyện học nghề là cái gì đó ‘thấp kém’. Muộn còn hơn không, cuối cùng thì chị cũng đã chọn theo đuổi lĩnh vực và chị yêu thích. Hiện giờ chị đã lấy chồng và có 1 bé gái xinh xắn ở bên Pháp, và chị cũng chuẩn bị mở tiệm làm tóc cho riêng mình
Có người nói, chị ấy đã bỏ phí 5 năm kia, theo mình, thì không. Mỗi sự việc xảy ra trong cuộc đời đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu chị ấy không học 5 năm đó chắc gì chị ấy đã gặp được chồng hiện tại của chị ấy bây giờ, chắc gì chị ấy đã “hiểu” được bản thân mình cần gì như bây giờ? Trải qua 5 năm đó thì chị ấy mới ‘hiểu’ bản thân mình hơn.
Mỗi lần mình cảm thấy phân vân vì những lựa chọn trong cuộc sống, mình thường dành thời gian tự hỏi bản thân mình cần điều gì? Và nghĩ về những câu chuyện kia.
Nếu như mình không hiểu bản thân mình thì có lẽ chẳng ai hiểu được cả.
Bởi vậy, cố gắng lên, Chi